Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Share | 

 

 chinh phu ngam khuc

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
chinh phu ngam khuc Empty22/1/2010, 21:27

Mon
Sinh viên
Mon

Sinh viên

Giới tính : Nữ
Cung hoàng đạo : Aries
Bài gởi : 81
Điểm : 54628
điểm tặng : 1
Sinh nhật : 28/03/1994
Bị bắt cóc : 15/01/2010
Tuổi : 30
Lớp Lớp : TP.HO CHI MINH

Bài gửiTiêu đề: chinh phu ngam khuc

 
hinh Phụ Ngâm Khúc
Ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVIII với nguyên tác bằng Hán văn của Đặng Trần Côn, liền sau đó được Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm diễn nôm (dịch thành quốc ngữ)(1) Chinh Phụ Ngâm đã mau :Dng đi vào lòng mọi tầng lớp quần chúng.
Trải qua hơn hai thế kỉ rưỡi cho đến nay, Chinh Phụ Ngâm luôn giữ nguyên giá trị của một viên ngọc văn chương sáng ngời, một sản phẩm đáng tự hào của xứ sở vốn "nổi tiếng thi thư".
Nguyên tác Chinh Phụ Ngâm bằng Hán văn của Đặng Trần Côn là một tác phẩm văn chương đặc sắc. Không những giới nho sĩ Việt Nam mà cả các bậc văn nhân Trung Hoa, đều yêu thích và khâm phục tác phẩm này. Bằng văn tài xuất sắc, Đặng Trần Côn sử dụng thể thơ tự do như "cổ phong" trong "Nhạc phủ" hoặc thể"từ" mà Khuất Nguyên và Lí Bạch từng sử dụng, để viết nên một tác phẩm trữ tình hiếm có, mô tả tâm sự sâu xa của một thiếu phụ vắng chồng.
Văn chương trong Chinh Phụ Ngâm vô cùng diễm lệ, chứa chan tình cảm, uyển chuyển và đầy nhạc điệu. Trong số thi phẩm Hán văn của nền văn học nước ta, hiếm có tác phẩm sánh ngang được với Chinh Phụ Ngâm .
Với Chinh Phụ Ngâm bằng quốc ngữ, xưa nay nhiều bậc thức giả uyên bác đã phân tích và đánh giá về nhiều phương diện. Vậy mà ngày nay những khám phá mới mẻ và sâu sắc hơn vẫn tiếp tục ra đời. Điều đó chứng tỏ Chinh Phụ Ngâm súc tích biết chừng nào về giá trị nội dung lẫn giá trị nghệ thuật.
Thời Lê mạt (Cảnh Hưng) - Chúa Trịnh (Trịnh Giang, Trịnh Doanh) là một thời kì nhiễu nhương và thối nát. Bọn vua chúa hoang dâm, ích kỉ và tàn bạo đã đẩy dân chúng vào cảnh lầm than, điêu đứng. "Thượng bất chính hạ tắc loạn". Đất nước chìm đắm triền miên trong cảnh loạn lạc, máu lửa và binh đao. Hàng ngàn vạn gia đình phải rơi vào tình cảnh chia li tan tác, tạo nên số phận bi thảm của những chinh phu và chinh phụ. Nỗi đau thương tưởng chừng thấu tới tận trời xanh. Chinh Phụ Ngâm ra đời như tiếng than van thống thiết của con người, của tình yêu đôi lứa, của gia đình trong cái thời đại đen tối ấy.
Trước hết, bằng sự bóc trần thực trạng đời sống - nhất là đời sống nội tâm tràn ngập sầu đau - của người chinh phụ, tác phẩm nêu lên một luận đề hết sức quan trọng của xã hội: Chiến tranh và Hoà Bình.
"Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên."
Chỉ hai câu thơ đủ cho ta thấy: Một khi chiến tranh xảy ra thì con người nói chung, và đặc biệt là người phụ nữ, lập tức bị đẩy vào nghịch cảnh, vào nỗi khổ đau vô tận.
Chiến tranh mà Chinh Phụ Ngâm đề cập chỉ là chiến tranh mưu bá đồ vương, bảo vệ ngai vàng của bọn vua chúa phong kiến.
Cách nhìn chiến tranh như vậy chứng tỏ tác giả Chinh Phụ Ngâm đã đứng vững như bàn thạch trên một lập trường duy nhất: Lập trường của chủ nghĩa nhân bản.
Chinh Phụ Ngâm Khúc, vì nguyên tác là một bản bằng chữ Nho, viết theo thể thơ Trường Ðoản Cú nên không được phổ thông trong dân gian. Nhưng áng thơ này lại rất phổ thông trong bản diễn dịch ra chữ Nôm của Hồng Hà nữ sĩ Ðoàn Thị Ðiểm (người cùng thời với tác giả).
Bà Ðoàn Thị Ðiểm đã đem Chinh Phụ Ngâm Khúc vào lòng dân gian bằng bảng dịch ra chữ Nôm bằng thể thơ song thất lục bát dài 412 câu mà hầu hết ai cũng đã có dịp đọc qua.

Tiểu sử Ðoàn Thị Ðiểm

Ðoàn Thị Ðiểm, dịch giả khúc Chinh Phụ Ngâm, hiệu là Hồng Hà nữ sĩ, sinh vào đầu thế kỷ thứ 18, đời Hậu Lê.
Hồng Hà nữ sĩ là người làng Hiếu Phạm huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh, em gái ông Tiến sĩ Tuyết Am Ðoàn Luân.
Kén chồng mãi tới năm 30 tuổi, bà mới lấy lẽ ông Tiến sĩ Hạo Hiên Nguyễn Kiều đương tại chức Thượng Thư. Ông là người huyện Từ Liêm, nay là phủ Hoài Ðức, Hà Ðông. Ông bà gặp nhau trong văn chương nên kính đãi nhau thật là tương đắc và thường có những cuộc nhàn đàm ngâm vịnh cùng các bậc văn hữu đồng thời.
Tư chất rất thông minh, ngay khi mới sáu, bảy tuổi bà đã làu thông kinh sử. Ðến năm 15 tuổi, tiếng tăm bà bất đầu lừng lẫy trên văn đàn nước nhà. Một áng Chinh Phụ Ngâm diễn nôm cũng đủ nói hết sự nghiệp văn chương của bà lỗi lạc đến bực nào.
Bất luận thơ phú, đối trướng, bà làm rất nhanh và tài tình. Khi mới sáu, bảy tuổi, ông Ðoàn Luân lấy chữ ở Sử ký Hán Cao Tổ ra câu đối:
"Bạch xà đương đạo. Quí bạt kiếm nhi trảm chi" nghĩa là: Con rắn trắng đón đường, ông Quí rút gươm mà chém đấy.
Bà đối ngay:
"Hoàng long phụ châu, Vũ ngưỡng thiên nhi thán viết" nghĩa là: Con rồng vàng đội thuyền, ông Vũ trông trời mà than rằng."Ðều là chữ nguyên văn trong Sử ký mà đối chọi nhau từng chữ."
Lại một hôm, ông Luân xuống ao rửa chân thấy em đương đứng soi gương bèn đọc:
"Ðối kính họa mi, nhất điểm phiên thành lưỡng điểm" nghĩa là: Soi gương vẽ mày; một chấm hóa thành hai chấm. (Tiếng điểm lại là tên bà Ðiểm).
Bà đọc ngay đối lại:
"Lâm trì ngoạn nguyệt, chích luân chuyển tác song luân" nghĩa là: Ðến ao xem trăng, một vầng hiện ra hai vầng (Tiếng luân lại là tên ông Luân).
Có một lần, giữa đường bà gặp ông Nguyễn Công Hãng thi hào nổi tiếng thời bấy giờ. Ông này bèn ra thơ Ðộc Hành nghĩa là đi một mình. Bà ứng khẩu đọc ngay:
"Ðàm luận cổ kim tâm phúc hữu.
"Trung tùy tả hữu cổ quăng thần."
Nghĩa là: Bàn luận chuyện xưa và nay có bạn lòng. Theo hầu bên cạnh có bầy tôi.
Ðến đời vua Lê Tuần Tôn, sứ Trung Hoa sang nước ta. Bà Ðoàn Thị Ðiểm bèn dựng quán bán rượu bên đường. Các cột quán dán chi chít câu đối, trong quán bày la liệt sách vở. Sứ giả thấy lạ vào quán. Sau có ý trêu cô bán hàng bèn đọc câu:
"An Nam nhất thốn thổ, bất tri kỳ nhân canh": Nước Nam bé một tấc đất chẳng biết có mấy người cày".
Bà đối liền:
"Bắc Quốc chư đại phu, giai do thử đồ xuất": Các vị đại phu nước Bắc ( Trung Hoa) đều do đấy mà ra cả".
Sứ giả thẹn và phục tài cô hàng nước lịch sử của Việt Nam lắm, cũng nhân đó Triều đình và các văn hào thời bấy giờ được các sứ giả Trung Hoa kính nể.
Bà mất năm 1746 tại Nghệ An trên đường theo chồng đi nhậm chức, hưởng thọ có 45 tuổi.
Cuộc đời dù ngắn ngủi bà cũng để lại cho kho tàng văn học nước nhà những thi phẩm được truyền tụng:
Chinh Phụ Ngâm Khúc, Tục Truyền Kỳ, và nhiều văn thơ khác.

Tiểu sử Ðặng Trần Côn

Ðặng Trần Côn tiên sinh, tác giả khúc Chinh Phụ Ngâm ở vào khoảng tiền bán thế kỷ thứ 18, dưới triều vua Dụ Tôn nhà Lê.
Tiên sinh người xã Nhân Mục ( làng Mọc ), huyện Thanh Trì thuộc tỉnh Hà Ðông. Vốn có tư chất thông minh, lại là người hiếu học, thuở thiếu thời cần học, tiên sinh phải làm hầm đọc sách, bởi lệnh chúa Trịnh cấm đốt lửa ban đêm, vì hồi ấy trong nội thành Thăng Long thường xảy ra hỏa hoạn.
Tiên sinh đậu Cử Nhân, làm Huấn Ðạo. Ðến năm 1740, đời Lê Hiển Tông, tiên sinh được thăng bổ Tri Huyện Thanh Oai ( Hà Ðông ), và sau thăng dần tới chức Ngự Sử Ðài.
Tính tình tiên sinh khoáng dật, hồn nhiên. Tiên sinh yên sống cuộc đời tao nhã, lấy sự uống rượu ngâm thơ, hay quảy túi gió trăng, thênh thang du ngoạn cảnh thiên nhiên làm thú vui cuộc đời.
Văn chương tiên sinh thì thật là cao siêu lỗi lạc. Nhất là bài Chinh Phụ Ngâm chẳng những các thi hào trong nước mà đến cả các nước ngoài đều phải kính phục văn tài.
Thi phái đời Hậu Lê đã được tiên sinh dìu dắt trên đường chấn hưng, và kho tàng văn học nước nhà đã được tiên sinh bồi đắp bằng những áng văn quý giá.
Ngoài khúc "Chinh Phụ Ngâm", tiên sinh còn soạn: Tiêu Tương Bát Cảnh, Trương Hàn Tư Thuần Lư, Trương Lương Bố Y, Khấu Môn Thanh, Tiểu thuyết Bích Câu Kỳ Ngộ, và nhiều văn thơ khác, tất cả đều là những tác phẩm giá trị được các bậc thi văn hào truyền tụng.



 

chinh phu ngam khuc

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang