Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Share | 

 

 chuan~ bi cho vong hia thi su~ toan` truong` ne`

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
chuan~ bi cho vong hia thi su~ toan` truong` ne` Empty31/1/2010, 14:21

Mon
Sinh viên
Mon

Sinh viên

Giới tính : Nữ
Cung hoàng đạo : Aries
Bài gởi : 81
Điểm : 52738
điểm tặng : 1
Sinh nhật : 28/03/1994
Bị bắt cóc : 15/01/2010
Tuổi : 30
Lớp Lớp : TP.HO CHI MINH

Bài gửiTiêu đề: chuan~ bi cho vong hia thi su~ toan` truong` ne`

 
Quá trình hình thành và phát triển

Tuesday, 29. December 2009, 10:23:25
Thành phố Hồ Chí Minh trong địa giới hiện nay bao gồm Sài Gòn - Chợ Lớn và tỉnh Gia Định trước đây.

Nội thành gồm 19 quận và ngoại thành gồm 5 huyện.

Theo số liệu còn lưu giữ lại thì từ năm 1623 đến năm 1698 được coi là giai đoạn hình thành và định hình đầu tiên của Sài Gòn ngày nay. Trong khoảng thời gian 75 năm ấy hàng vạn gia định Việt Nam từ miền Trung và miền Bắc di dân vào vùng Đồng Nai và lưu vực sông Cửu Long khai hoang lập ấp.

Năm 1698 Chưởng cơ Nguyễn Hửu Cảnh thừa lệnh Chúa Nguyễn và cũng là đáp ứng nguyện vọng của đông đảo quần chúng, lập Phủ Gia Định để quản lý hai huyện Phước Long (thuộc Biên Hoà) và Tân Bình (Sài Gòn - từ sông Sài Gòn đến sông Vàm Cỏ). Dinh Phiên Trấn - tức Sài Gòn - từ thời điểm ấy trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của vùng lãnh thổ mới được khai phá.

Khi Phủ Gia Định được thiết lập năm 1698 thì hai trung tâm thương mại Bến Nghé (nay thuộc quận 1) và Sài Gòn (nay thuộc quận 5) đã hình thành, phát triển khá thịnh vượng, cho dù lúc ấy hai trung tâm này không rộng hơn 3 km2.

Bến Nghé nằm bên sông Bến Nghé thuộc Tổng Bình Dương. Sài Gòn thuộc Tổng Tân Long. Hai Tổng Bình Dương và Tân Long hợp thành huyện Tân Bình. Thủ phủ Gia Định - cơ quan hành chính và quân sự cao nhất lúc bấy giờ - đóng trụ sở gần chợ Bến Nghé.

Từ năm 1748 chúa Nguyễn đã cho đắp đường thiên lý nối Sài Gòn với Huế. Triều Tây Sơn cho vét sông Rạch Chanh, tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho giao thông đường thủy giữa lưu vực sông Cửu Long và sông Đồng Nai. Vì vậy từ năm 1860 khách buôn Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và nhiều nước tư bản phương Tây... đã tấp nập ngược sông Sài Gòn lên Cù lao Phố (Biên Hòa) để buôn bán. Ngày nay tàu biển trọng tải nhiều vạn tấn tấp nập cập Bến Nhà Rồng.

Thành phố chỉ cách biển Thái Bình Dương 50 km đường chim bay, là một lợi thế rất quan trọng về vận tải, lưu thông đường thủy từ Sài Gòn theo các tuyến đường biển đến năm châu mà bao nhiêu thành phố lớn của nhiều nước trên thế giới mơ ước cũng không thể có được.

Một đặc điểm điển hình của Sài Gòn là hệ thống kinh rạch ngay trong lòng thành phố. Đặc điểm này khẳng định những người Việt Nam đi mở cõi cách đây hơn 300 năm đã có tầm nhìn sâu rộng biết bao khi chọn vùng đất này làm nơi lập nghiệp và xây dựng đô thị. Với chiều dài tổng cộng gần 800 km của tòan bộ kinh, rạch, tắc, ngọn, lòng, vàm...không chỉ tạo cho thành phố cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, rất riêng, rất điển hình mà còn là một lợi thế rất lớn mang lại nguồn lợi kinh tế - văn hóa, du lịch - môi trường sinh thái không nhỏ một khi tất cả các dòng chảy được khai thông vận hành như một hệ thống công viên - cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp và đồng thời là tuyến giao thông thông suốt thật độc đáo và rất hiệu quả.

Năm 1772, tường thành Bán Bích bảo vệ Sài Gòn và Bến Nghé do Nguyễn Đức Đàm xây, chạy dài từ chợ Cây Mai đến đầu kênh Nhiêu Lộc. Ông được coi là người quy hoạch thành phố đầu tiên. Bến Nghé và Sài Gòn ngày càng phát triển không ngừng và phát triển với tốc độ rất nhanh.

Năm 1790, Nguyễn Ánh xây Gia Định Kinh theo hình thành Bát Quái và bố phòng kiểu Vauban, với quy mô khá rộng (chu vi ngoài thành dài 3.820 m). Kiến trúc sư có công xây thành, làm đường giao thông nối Bến Nghé với Sài Gòn là Trần Văn Học. Kể từ năm đó Sài Gòn (về sau gọi là Chợ Lớn) ngày càng phồn vinh. Còn Bến Nghé thì vừa có thành vừa có phố thị và vì vậy xứng đáng mang tên là thành phố.

Năm 1802, sau khi chiếm được Kinh thành Phú Xuân, Nguyễn Ánh lên ngôi lấy hiệu Gia Long. Gia Long đã hạ cấp Gia Định Kinh xuống thành Gia Định Thành, cải tên Phủ Gia Định là Trấn Gia Định, trụ sở đặt tại Trấn Phiên An (tức Sài Gòn) cai quản 5 trấn.

Năm 1835, sau cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi, vua Minh Mạng cho phá thành Qui rộng lớn và xây thành Phụng nhỏ, gọi là tỉnh Phiên An. Đồng thời triều đình cũng bãi bỏ chế độ Tổng trấn. Tuy nhiên Bến Nghé vẫn có thành và phố. Năm 1836 tỉnh Phiên An lại đổi tên thành tỉnh Gia Định. Tỉnh thành Phiên An cũng bị đổi thành tỉnh thành Gia Định.

Năm 1859, quân Pháp chiếm Sài Gòn và phá thành Gia Định mà họ gọi là Sài Gòn, thành bình địa. Từ năm 1861, Pháp cho quy hoạch thành phố theo phong cách đô thị Phương Tây. Sài Gòn được xây dựng quy mô, trở thành "Paris nhỏ". Còn Chợ Lớn cũng được chỉnh trang thêm. Pháp cũng đã bỏ tên tỉnh Gia Định mà gọi là tỉnh Sài Gòn, chia thành 7 hạt, trong đó có hạt Sài Gòn (không kể thành phố Sài Gòn) và Gia Định là một hạt. Thành phố Sài Gòn nằm trong hạt Sài Gòn và là thủ phủ của tỉnh Sài Gòn.

Vào năm 1865, Sài Gòn còn nhỏ, nằm gọn trong lòng quận 1 bây giờ. Còn Chợ Lớn là thành phố thương mại và cũng chỉ chiếm một phần của quận 5 ngày nay. Giữa Sài Gòn và Chợ Lớn vẫn là ruộng rẫy hoang nhàn.

Năm 1931, cả Sài Gòn và Chợ Lớn đều được mở rộng và giáp ranh nhau, trở thành một đơn vị hành chính đô thị chung và người Pháp gọi là Region de Sài Gòn - Chợ Lớn.

Tháng 8 năm 1945 cuộc Cách mạng mùa Thu thành công, giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp. Chính quyền cách mạng quản lý thành phố chưa được một tháng thì bị Pháp chiếm lại và áp đặt ách cai trị của chúng đến năm 1955.

Sau thảm bại ở Điện Biên Phủ, Pháp buộc phải ký Hiệp định Genève 1954. Pháp buộc phải rút hết quân của họ về nước. Tại Sài Gòn "Chính quyền quốc gia" quản lý thành phố hai năm cho đến ngày Tổng tuyển cử tự do năm 1956 theo tinh thần của Hiệp định Genève. Thực dân mới Mỹ đã nhanh chóng hất cẳng Pháp, khống chế và kiểm soát "chính phủ quốc gia" tay sai, phá hoại có hệ thống và triệt để những điều khoản chính trị của Hiệp định hòa bình, âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự và thuộc địa kiểu mới của chúng. Sài Gòn -Chợ Lớn trở thành thủ phủ của "Việt Nam Cộng hòa".

Từ năm 1955 thành phố được tiếp tục mở rộng thêm và cấu trúc khác thời Pháp. Đến năm 1975, Đô thành Sài Gòn chia thành 12 quận, mỗi quận có nhiều phương, mỗi phường chia thành nhiều khóm, mỗi khóm chia thành nhiều tổ liên gia. Vào thời ấy nội thành Sài Gòn rộng khoảng 70 km2.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 cuộc trường kỳ kháng chiến 30 năm của dân tộc Việt Nam giành thắng lợi trọn vẹn với việc giải phóng Sài Gòn nguyên vẹn, mở đầu cho lịch sử của một nước Việt Nam thống nhất, hoàn toàn độc lập, tiến lên những đỉnh cao mới.

Ngày 2-7-1976 Quốc hội thống nhất của nước Việt Nam thống nhất trong kỳ họp đầu của Khóa VI chính thức ra Nghị quyết đổi tên Sài Gòn là thành phố Hồ Chí Minh.

Trong lịch sử 300 năm đầy biến động, những tên gọi Tân Bình, Bình Dương, Chợ Lớn, Sài Gòn, Bến Nghé. Gia Định thường bị nhầm lẫn vì nó có quá nhiều đổi thay qua các thời kỳ. Chính quyền và nhân dân nhiều khi gọi tên không giống nhau, nhưng tất cả đều chỉ nói đến vùng đất duy nhất: Vùng Sài Gòn.
Những tên gọi quen thuộc của Sài Gòn qua năm tháng:
- Từ năm 1698: Thủ phủ phủ Gia Định.
- Từ năm 1790: Gia Định Kinh.
- Từ năm 1802: Gia Định Trấn.
- Từ năm 1808: Gia Định Thành.
- Từ năm 1832: Phiên An Thành.
- Từ năm 1936: Gia Định tỉnh.
- Từ năm 1861: Thành phố Sài Gòn.

Nguồn: Thành phố Hồ Chí Minh tự giới thiệu, tập 1, Thành tựu 10 năm đỗi mới, NXB TP. Hồ Chí Minh, 1998



chuan~ bi cho vong hia thi su~ toan` truong` ne` Empty1/2/2010, 19:08

gau_Ƕ—¶µßÏ
Sinh viên
gau_Ƕ—¶µßÏ

Sinh viên

Giới tính : Nữ
Cung hoàng đạo : Gemini
Bài gởi : 112
Điểm : 52550
điểm tặng : 2
Sinh nhật : 09/06/1994
Bị bắt cóc : 14/01/2010
Tuổi : 29
Lớp Lớp : 10a4

Bài gửiTiêu đề: Re: chuan~ bi cho vong hia thi su~ toan` truong` ne`

 
hhuuh...n` w3' MON ơi sel học hit' gio`
....... chia nhau ra hoc nghen.........
......... ............tks pan MOn n` ngar!^^



 

chuan~ bi cho vong hia thi su~ toan` truong` ne`

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang